Sau một thời gian sử dụng, màu sơn ở các căn nhà đều xuống cấp và gia chủ buộc phải sơn lại. Bài viết này mang đến một số lưu ý cần biết khi sơn lại nhà, giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí và tăng thời gian bảo vệ ngôi nhà của mình.
Xử lý lớp sơn cũ
Sau một thời gian sử dụng, ngôi nhà sẽ xuất hiện những vấn đề như sơn phai màu, tường mốc bẩn, tróc sơn, tường thấm nước… Vì vậy cần phải xử lý bề mặt tường cũ trước khi sơn lại. Xử lý bề mặt tốt giúp lớp sơn mới tăng độ bám dính và bền hơn.
Tường cũ đã bị phồng dộp do ẩm mốc
Theo đó, bề mặt cũ cần được làm sạch, tẩy rửa các vết loang ố, bụi bẩn, dầu mỡ hay lớp sơn cũ bám dính kém bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc hóa chất phù hợp. Ngoài ra, các biện pháp chống thấm, chống ẩm cần phải được thực hiện (như sơn lót chống kiềm chuyên dụng), đặc biệt là ở những nơi có hiện tượng nứt, ẩm mốc như trần nhà, tường mái. Trong trường hợp cần thiết, có thể cạo tường hoặc phải đập ra nếu cần, để trám trát lại nhằm đảm bảo không còn hiện tượng ngấm, đọng nước. Trước khi sơn phủ hoàn thiện, gia chủ cần chú ý thi công theo đúng hệ thống sơn đề nghị và hướng dẫn kỹ thuật của sản phẩm để đạt hiệu quả cao, giúp giảm chi phí sơn.
Lưu ý điều kiện thời tiết
Điều kiện thời tiết ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng sơn thông qua nhiệt độ môi trường, nắng mưa, bề mặt sơn, độ ẩm không khí, vì nó ảnh hưởng trực tiếp lên lớp sơn, độ bền màu và khả năng chống thấm.
Ở bên ngoài, tác động của thiên nhiên đến màng sơn mạnh mẽ hơn nhiều, từ khả năng chịu nhiệt bởi ánh nắng, khả năng co giãn linh hoạt với sự thay đổi nhiệt độ nóng lạnh không làm nứt màng sơn, …..
Lập kế hoạch sơn nhà
Sau khi đã tính toán lượng sơn, màu sơn phù hợp và đơn vị mua sơn uy tín thì bắt đầu bắt tay vào việc sơn tường nhanh thôi. Hãy sử dụng con lăn hoặc chổi quét để lăn sơn màu nước lên. Có thể dùng thêm cán dài nếu phải lăn sơn ở khu vực xa tầm tay. Nếu là bề mặt tường thẳng thì chỉ cần đẩy con lăn nhẹ nhàng từ thấp lên cao, làm đi làm lại nhiều lần để đường đi của các lần lăn đan xen nhau. Nhẹ tay lăn sơn để tránh để lại “giọt sơn” đọng lại trên tường rất mất thẩm mỹ. Sơn lót lăn 2 lần và sơn màu cũng vậy. Khoảng cách giữa các lớp sơn là từ 2 đến 3 giờ là ổn.
Dặm màu và vệ sinh lại sau khi sơn
Trong quá trình lăn sơn sẽ có vài trục trặc nhỏ xảy ra như bụi bám vào sơn mới, va đập,… Thế nên bạn cần kiểm tra lại trước khi thu dọn dụng cụ và nếu thấy cần chỉnh sửa gì thì nên làm ngay.
Những lưu ý khi lăn sơn tường mà gia chủ cần biết
+ Gia chủ cần chú ý lấy tấm carton, nilon hay tấm bạt che đậy những đồ đạc, nội thất bên dưới để để phòng sơn rớt xuống và bám lên đồ của mình. Nếu thấy cần thiết thì cho di chuyển ra chỗ khác.
+ Người cầm lăn sơn nên chú ý không để sơn bắn vào mắt, miệng,…
+ Khi lăn sơn ở những khu vực cao cần phải chú ý để không ngã, té hay xảy ra tai nạn chấn thương nào.
+ Nguyên liệu cho sơn nhà cần đầy đủ, không thiếu và không thừa.